PGS. TS. Thái Bá Cẩn Thái Bá Cẩn

PGS. TS. Thái Bá Cẩn Thái Bá Cẩn
Quốc gia: Vietnam
Tiểu sử:

Thời gian

Hoạt động

 1942

Sinh tại tỉnh Nghệ An.

Trước 1964

Học sinh phổ thông.

1964-1968

Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

1968-1976

Giảng viên Bộ môn Kinh tế Xây dựng, Tổ chức Quản lý Xây dựng, trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.

1976-1980

Nghiên cứu sinh, trường Quản lý Kinh tế Mátxcơva.

1980-1988

Chuyên viên 3, phụ trách Phòng Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

1989-1994

Phó Vụ trưởng, Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính.

1995-1999

Vụ trưởng, Vụ Kiểm tra giám sát Tổng cục Đầu tư Phát triển, Bộ Tài chính.

2000-2004

Phó Viện trưởng, Viện Khoa học Tài chính, Bộ Tài chính.

2004-2005

Giảng viên, Học viện Tài chính.

2005-2012

Phó Chủ nhiệm Khoa Tài chính, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Hướng dẫn Nghiên cứu sinh: 8 luận án Tiến sĩ (Thông tin chưa đầy đủ)

1. Đào Văn Hạnh, Đại học Kinh tế Quốc dân, 1995.

2. Mạn Ngọc Lý, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2002.

3. Phạm Văn Hùng, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003.

4. Nguyễn Tiến, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2005.

5. Trần Đức Lộc, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006.

6. Nguyễn Thị Hà, Học viện Tài chính, 2008.

7. Nguyễn Chí Trang, Học viện Tài chính, 2009.

8. Nguyễn Văn Bình, Đại học Giao thông Vận tải, 2010.

Câu hỏi ôn tập: Nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán

Câu 1: Trình bày các đặc điểm của công ty chứng khoán? Câu 2: Hãy phân tích vai trò của công ty chứng khoán đối với thị trường Câu 3: Hãy nêu các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán? Câu 4: Hãy nêu tên các hoạt động hỗ trợ của công ty chứng khoán? Câu 4: Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán là gì? Câu 5: Hãy trình bày các chức năng của hoạt động môi giới chứng khoán? Câu 6: Những nét đặc trưng của nghề môi giới chứng khoán ?

Nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.

Tổng quan về công ty chứng khoán

Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán có hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Mục tiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là thu hút vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Do vậy để thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động một cách có trật tự công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời và hoạt động của các công ty chứng khoán. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới cho thấy thời tiền sử của thị trường chứng khoán, các nhà môi giới hoạt động cá nhân độc lập với nhau. Sau này cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, chức năng và quy mô hoạt động giao dịch của các nhà môi giới tăng lên đòi hỏi sự ra đời của các công ty chứng khoán là sự tập hợp có tổ chức của các nhà môi giới riêng lẻ.

Câu hỏi ôn tập môn Tổng quan về kinh doanh chứng khoán

Câu 1: Kinh doanh chứng khoán là gì? Câu 2: Kinh doanh chứng khoán hoạt động dựa trên hai nhóm nguyên tắc chủ yếu nào? Câu 3: Hãy nêu tên các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán? Câu 4: Quỹ đầu tư là gì?

Tổng quan về kinh doanh chứng khoán

Kinh doanh chứng khoán là việc tổ chức, cá nhân tham gia một trong các hoạt động môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý tài sản, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, hoặc các hoạt động có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán - Lời nói đầu

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua gần 15 năm ra đời và phát triển, hoạt động của thị trường ngày càng đa dạng và phong phú đã dẫn đến một lĩnh vực kinh doanh mới là kinh doanh chứng khoán. Do vậy việc nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là cần thiết đối với cán bộ quản lý kinh tế, tài chính, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thực tế đó, đòi hỏi phải trang bị cho sinh viên các chuyên ngành về quản lý kinh tế, quản lý tài chính và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành tài chính, nhằm giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức cơ bản để tiếp cận với lĩnh vực chứng khoán nói chung, kinh doanh chứng khoán nói riêng. Chính vì vậy việc biên soạn giáo trình môn học “nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán” là yêu cầu bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giảng dạy của nhà trường.

LỌC THEO
Tất cả
Tài liệu
Viết giáo trình
Tất cả ngôn ngữ
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tất cả chủ đề
Business
Social Sciences
Science and Technology
Humanities
Arts
Mathematics and Statistics